Lật tẩy chiêu trò kiếm tiền nhanh qua nền tảng "Huyền thoại bóng đá"

Admin
Một số đối tượng lập nhóm chát qua ứng dụng Zalo, kiếm tiền nhanh trong vòng 2 ngày, nhưng thực chất nội dung hoạt động “Huyền thoại bóng đá”.

Phương thức đơn giản

Hơn 10 ngày qua, PV Người Đưa Tin Pháp luật đã tham gia nhóm kiếm tiền trong vòng 2 ngày để tìm hiểu hoạt động của nhóm.

Sau khi được trở thành thành viên của nhóm, PV thấy nhóm có tổng 107 người đang hoạt động trong nền tảng này.

Kể từ ngày tham gia nhóm kiếm tiền nhanh trong vòng 2 ngày, điện thoại của các thành viên trong nhóm cứ 15 đến 20 phút tin nhắn báo về máy liên tục với câu “ Sẵn sàng chụp nhanh”.

Có một người (có thể hiểu là trưởng nhóm) có nick Zalo lấy tên người nước ngoài. Khi có thành viên mới tham gia, người này sẽ gửi tin Zalo với nội dung: “ Chào bạn mình là người vào nền tảng này khá lâu rồi bây giờ mình giải thích cho bạn làm sao để kiếm tiền trên nền tảng này nhé”.

Nội dung và thao tác nền tảng như sau: Đây là một nền tảng có tên gọi "Huyền thoại bóng đá", 1 nền tảng có chủ đề chính là các ngôi sao cầu thủ nổi tiếng làm giao dịch, nó có thể kiếm ra tiền một cách ổn định.

Nền tảng này có thu nhập hàng tháng ổn định và đặc biệt được chứng nhận hợp pháp không phải cờ bạc và cũng không phải cá độ.

Theo lời dẫn dắt của trưởng nhóm, cách thao tác cho nền tảng này rất đơn giản. Vì đây là một nền tảng tranh giành mua bán các sao cầu thủ nổi tiếng, nên các thành viên trong nhóm chỉ đợi đến giờ có thể vào bắt cầu thủ đó.

Sau khi đã bắt được cầu thủ đó rồi, thì phải đợi một thời gian nhất định để cầu thủ đó tăng giá. Lúc này, cầu thủ được hệ thống tự bán ra và tiền sẽ tự động được chuyển vào tài khoản của người chụp được cầu thủ này.

Hoạt động như một dạng đa cấp

Theo tìm hiểu của PV, cách thức kiếm tiền từ nền tảng này cũng rất đơn giản. Có 3 cách để có thu nhập từ nền tảng này.

Thứ nhất là kiếm lợi nhuận từ việc cá cược cầu thủ. Thứ hai là kiếm lợi nhuận từ việc tìm kiếm thành viên mới, mời gia nhập vào nhóm. Và thứ ba là lợi nhuận nhân đôi.

Để hiểu rõ hơn về nền tảng này, trưởng nhóm sẽ cấp cho từng thành viên mới một đường linhk để đăng ký tài khoản của thành viên

Sau khi thành viên nhấn vào đường link “Huyền thoại bóng đá” để đăng ký sẽ hiện cung cấp các thông tin cá nhân, tên tài khoản, mật khẩu tài khoản, xác nhận mật khẩu đăng nhập, mã giao dịch, số điện thoại di động của thành viên, mã xác nhận.

Hồ sơ điều tra - Lật tẩy chiêu trò kiếm tiền nhanh qua nền tảng 'Huyền thoại bóng đá'

Trợ lý "Huyền thoại bóng đá" kêu các thành viên sẵn sàng chụp cầu thủ nhanh.( Ảnh Trần Thị Hằng).

Theo tìm hiểu của PV, đa số, các nick Zalo của chủ nhóm, trợ lý bóng đá, các thành viên trong nhóm đều là nick Zalo ảo, để người khác không phát hiện ra đường dây chơi cá độ bóng đá này.

Ngoài ra, cũng khó có thể nhận biết được cách thức chuyển tiền, sinh lời qua 107 thành viên trong nhóm kiếm tiền nhanh này, vì đa phần họ hoạt động trên mạng xã hội không gặp nhau trực tiếp.

Nguyễn Bình A., một người có kinh nghiệm về những nền tảng trò chơi cá cược này cho biết: “Dạng nền tảng “Huyền thoại bóng đá” qua ứng dụng Zalo này giống forex, wefinex. Đây là dạng đầu tư vào 1 chỉ số rồi xem nó tăng hay giảm để cược, dựa vào giá trị của các cầu thủ”.

Đa phần nền tảng này có cách hoạt động không khác gì những nền tảng trước đây, ví dụ như wefine. Dựa trên việc cá cược của cá nhân và kêu gọi người khác tham gia. Nó là một dạng đa cấp.

Tuy nhiên, "Huyền thoại bóng đá" dùng trên nền tảng Zalo nên khó có thể phản ánh sâu vì bị phát hiện là họ sẽ xóa nhóm, giải tán nhóm, khó mà kiểm chứng thông tin được.

Ở diễn biến khác, hiện đường link đăng ký tài khoản thành viên của nền tảng này đã không thể đăng nhập được. Theo như lời giải thích của trưởng nhóm thì trang web đang bị lỗi và đội ngũ kỹ thuật đang khắc phục nó.

Ở góc độ pháp lý, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Đình Dũng (đoàn Luật sư TP.HCM).

Luật sư Dũng nhận định: "Theo những thông tin báo chí cung cấp thì những người tổ chức huy động thành viên tham gia vào hoạt động "Huyền thoại bóng đá" này có dấu hiệu tội phạm.

Cụ thể, tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, Sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, quy định "Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm".

Tuy vậy, trong quá trình giải quyết, có thể hành vi được chuyển đổi sang xử lý tội danh khác nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội khác, chẳng hạn như tội Đánh bạc quy định tại Điều 321 BLHS.

Theo luật sư Dũng, hiện nay, tình trạng gian dối qua mạng Internet nhằm chiếm đoạt tài sản đang phát triển ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, cơ quan chức năng cần nhanh chóng xử lý những trường hợp như thế này, để giảm nguy hại cho cộng đồng xã hội.