Ghé thăm phiên chợ trâu xuyên quốc gia độc đáo ở xứ Nghệ

Admin
Chợ Ú là nơi buôn bán trâu, bò lớn nhất cả nước, thậm chí được xem là một trong những phiên chợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Phiên chợ trâu bò xuyên quốc gia

So với phiên ngày thường, những phiên chợ cuối năm của chợ Ú, ở Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An càng nhộn nhịp hơn nhiều. Mỗi phiên chợ tập trung từ 1.500 – 2.000 con trâu, bò, nghé,…ở các tỉnh thành trong nước và ngoài nước. Vì vậy, chợ Ú được xem là nơi giao thương mua bán trâu, bò không chỉ trong nước mà .

Theo tìm hiểu, chợ Ú, còn gọi là chợ trâu bò hình thành từ năm 1976. Trước đó, phiên chợ mở ra với mục đích cung cấp chợ trâu bò ở xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, lò mổ huyện Nghi Lộc và các huyện lân cận. Chợ Ú họp mỗi tháng 6 phiên, vào các ngày 1, 6,11, 16, 21 và 26 Âm lịch. Lúc đầu, chỉ có một số bà con trong vùng buôn bán nhưng chục năm trở lại đây, thương lái các nơi tập trung nhiều hơn, số lượng trâu bò, nguồn gốc đa dạng hơn.

Văn hoá - Ghé thăm phiên chợ trâu xuyên quốc gia độc đáo ở xứ Nghệ

Chợ Ú mỗi phiên tập trung từ 1.500 – 2.000 con trâu bò.

Thậm chí, các thương lái từ các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc,…cũng tập trung về đây để giao dịch. Theo những thương lái ở xã Đại Sơn, phiên chợ họp từ 4h sáng và kết thúc vào khoảng 9h. Phiên chợ tập trung hàng ngàn con trâu, bò,...

Ngày xưa, việc chọn lựa giống trâu bò của người dân hết sức cẩn thận. Bởi vì trước đây quan điểm, trâu bò không chỉ là đầu cơ nghiệp mà theo người dân nó còn gắn với quan niệm phúc hay họa mang tới cho gia đình. Người dân rất kị mua con trâu có “Đầu tang, xoáy tóc, hàm sà”. Vì theo họ những con trâu có đặc điểm như trên sẽ khiến của cải trong nhà ra đi, thậm chí gia chủ cũng gặp đại họa. Đó là tiêu chí cần tránh khi mua trâu về nhà.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây công nghệ phát triển, máy móc thay thế trâu, bò trong nông nghiệp, tiêu chí chọn trâu bò cũng từ đó thay đổi. Theo anh Nguyễn Văn Thịnh (40 tuổi), trú ở xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, người có thâm niên trong nghề buôn trâu bò, thì tiêu chí chọn trâu bây giờ là “lối”. Theo anh Thịnh, “lối” là con trâu, bò phải có dáng cao, dài, dễ vỗ thịt. Việc mua trâu, bò người mua được nhìn qua bằng mắt hoặc cân nặng.

Văn hoá - Ghé thăm phiên chợ trâu xuyên quốc gia độc đáo ở xứ Nghệ (Hình 2).

Theo những thương lái ở xã Đại Sơn, phiên chợ họp từ 4h sáng và kết thúc vào khoảng 9h. Phiên chợ tập trung hàng ngàn con trâu, bò,...

Theo anh Thịnh để kéo được khách mua hàng, trước tiên phải giữ uy tín và thương hiệu. Nếu nghề này không giữ được uy tín và thương hiệu thì không thể trụ vững. kháng hàng của anh từ Bắc vào Nam đều có. Thậm chí, là các khách hàng từ Trung Quốc, Thái Lan,… Anh “gom” trâu bò từ khắp nơi, về vỗ béo, rồi bán tại chợ Ú cho các khách hàng trong nước, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài.

Công nghệ phát triển, việc buôn trâu bò không nhất thiết phải trực tiếp giao dịch. Thương lái chuyên nghiệp có thể dùng điện thoại, quay, chụp ảnh,…ở chợ Ú. Mọi giao dịch đều có thể qua mạng xã hội như Zalo, Facebook,… “Khi đã giao dịch xong, chúng tôi cho trâu bò, lên xe và chuyển đến cho khách. Vì vậy trong kinh doanh trâu, bò ở đây phải đặc biệt giữ chữ tín và thương hiệu. Nếu không khách hàng sẽ không tìm đến mình”, anh Thịnh cho biết thêm.

Đổi thay nhiều từ nghề buôn trâu

Theo ông Nguyễn Cảnh Lâm, Chủ tịch xã Đại Sơn, kinh tế của người dân trong xã xã cũng phát triển hơn từ nghề buôn trâu ở chợ Ú. Riêng xã Đại Sơn có khoảng 300 hộ buôn bán cố định ở chợ Ú, có khoảng 150 hộ buôn bán thời vụ. Chợ Ú cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn. Những người không có năng khiếu buôn trâu bò thì đi dắt thuê trâu bò, mỗi lượt cũng từ 150.000đồng đến 250.000đồng. Hoặc có những người xây ràn (chuồng – PV) cho các “đầu nậu” trâu, bò thuê. Khi thu mua đủ số lượng, các đầu nậu sẽ thuê xe để vận chuyển đi trong và ngoài nước. Có nhiều hộ cũng khá giả lên nhờ nghề vận chuyển này.

Về nông nghiệp, người dân nơi đây cũng thay đổi cơ cấu cây trồng. Họ chuyển từ hoa màu sang trồng cỏ sữa, voi và ngô để “vỗ béo” trâu bò. Những hộ không buôn bán trực tiếp, thì họ mua bò về để “vỗ béo”, khoảng một tháng sau thì đưa ra chợ bán cũng có lợi nhuận từ 2 – 5 triệu đồng/con.

Văn hoá - Ghé thăm phiên chợ trâu xuyên quốc gia độc đáo ở xứ Nghệ (Hình 3).

Nhiều người dân trong vùng cũng có công ăn việc làm nhờ việc “vỗ béo” trâu, bò.

“Kinh tế gia đình tôi đi lên từ nghề này. Sau nhập ngũ trở về, tôi chọn theo nghiệp buôn trâu bò của cha. Từ nghề này, kinh tế chúng tôi cũng dư giã hơn, có phương tiện ô tô đi lại. Không những vậy cuộc sống người dân nơi đây cũng thay đổi nhiều. Mỗi tháng tôi tạo công ăn việc làm cho 6 – 8 người “vỗ béo” cho trâu bò. Trung bình mỗi ngày tôi trả cho họ 200.000đồng. Hàng ngày tôi giao dịch khoảng 50 con bò”, anh Thịnh cho biết.

Chị Nguyễn thị Nguyệt, người “vỗ béo” trâu, bò cho biết: “Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, chúng tôi đi làm nghề chăm sóc trâu, bò. Họ tắm rửa, cắt cỏ, cho trâu bò ăn. Mỗi ngày thu nhập từ 200.000đồng – 250.000đồng. Các con của tôi cũng tranh thủ thời gian đi dắt bò thuê cho họ ngày cũng kiếm được 100.000đồng – 200.000đồng, tùy quảng đường gần hay xa. Cuộc sống gia đình gần đây cũng thay đổi nhiều”.

Theo các thương lái, năm nay do ảnh hưởng dịch Covid – 19 nên lượng khách cũng giảm. Đặc biệt, từ tháng 4 đến tháng 6, trâu bò chợ Ú không thể xuất ngoại được, đặc biệt là sang Trung Quốc. Các thương lái cho biết, lượng hàng bên nước Thái Lan là ổn định nhất vì nước này luôn sẵn trâu bò. Theo anh Thịnh, anh đi mua trâu, bò khắp nơi trên cả nước. Sau đó, anh tập trung trâu bò về chợ Ú để mua bán. Trong chuồng của anh luôn cố định khoảng 50 con trâu bò.

Gìn giữ nét văn hóa

“Chợ Ú là nét văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ. Vì vậy chính quyền địa phương luôn tuyên truyền người dân đảm an ninh trật tự. Trước đây, có tình trạng xô đẩy, tranh giành nhưng năm gần đây thì không có tình trạng đó. Giá cả trâu, bò ở chợ cũng phải ổn định, không hét giá để đảm bảo sự tín nhiệm, thương hiệu, vệ sinh khuôn viên chợ sạch sẽ. Chúng tôi muốn chợ Ú ngày càng phát triển mà vẫn vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo”, ông Lâm cho biết thêm.