Truyền thông góp phần quyết định phục hồi du lịch hậu Covid-19

Admin
Tiêm vắc-xin – 5K– Truyền thông – Công nghệ là những yếu tố giúp ngành du lịch phục hồi trong thời gian tới.

Sáng nay (27/11), lãnh đạo ngành du lịch, các nhà báo, doanh nghiệp đã có buổi chia sẻ trong diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng du lịch Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19".

Có thể thấy thời gian qua, dù trong khó khăn, nhưng ngành du lịch vẫn triển khai rất nhiều hoạt động, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (tín dụng, giảm phí, giãn nợ,…).

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành đã đưa ra những mục tiêu chính để nhằm khôi phục ngành du lịch như: đảm bảo an toàn các điểm đến, tăng cường truyền thông, phát triển đa dạng các sản phẩm, chuyển đổi số ngành du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nguồn nhân lực.

“Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta sẽ triển khai theo lộ trình: phát triển nội tỉnh, đón khách ngoại tỉnh, đón khách quốc tế”, ông Phương cho biết.

Đối thoại - Truyền thông góp phần quyết định phục hồi du lịch hậu Covid-19

Các khách mời tham gia chương trình

Du lịch hạn chế tiếp xúc

Ông Hoàng Quốc Hòa, Phó giám đốc Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch đã đưa ra những đánh giá về chuyển đổi số ngành du lịch của Việt Nam: “Những năm qua Việt Nam có rất nhiều những chính sách triển khai phát triển nội dung số với ngành du lịch.

Một số địa phương và doanh nghiệp đã manh nha phát triển trong nhiều năm qua, nhưng chỉ được quan tâm thúc đẩy trong 6 năm gần đây”.

Nhưng vấn đề này được quan tâm hơn khi trở nó trở thành xu hướng chung của thế giới và trong tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã phát triển công nghệ để phát triển du lịch hạn chế tiếp xúc.

Mặc dù Việt Nam có tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh khá cao, mọi người rất dễ dàng với tiếp cận với du lịch thông minh.

Nhưng theo thông tin từ ông Hoàng Quốc Hòa, Việt Nam có khoảng 10 sàn giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch Mytour, ivivu,…, nhưng chỉ chiếm 20% tỉ trọng các giao dịch. Phần còn lại thuộc về các sàn nước ngoài như Booking, Agoda,… Trong lĩnh vực vận chuyển, Grab chiếm 75% thị phần.

Những khó khăn dẫn đến thực trạng trên, ông Hoàng Quốc Hòa cho biết là do: “Hiện nay chúng ta chưa thống nhất về tư duy, nhận thức về xu hướng phát triển; còn hạn chế trong sự kết nối chặt chẽ đồng bộ giữa các nền tảng, thiếu nguồn lực, trình độ kiến thức của cán bộ nhân viên; các quy định về pháp lý cũng còn nhiều phức tạp”.

Đối thoại - Truyền thông góp phần quyết định phục hồi du lịch hậu Covid-19 (Hình 2).

Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ trong ngành du lịch

Quảng bá du lịch an toàn

Ngoài ra, sự kết nối giữa truyền thông của doanh nghiệp và những người làm báo thì chúng ta sẽ có những sản phẩm truyền thông rộng rãi hơn.

Nhà báo Ngô Hải Dương, Phó tổng biên tập tạp chí Du lịch bày tỏ về vai trò của hệ thống báo chí trong quảng bá du lịch: “Hệ thống báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bác các sản phẩm du lịch Việt Nam, giúp tác động vào việc quyết định đi du lịch của khách hàng.

Những vấn đề như đại dịch đã kéo du lịch trở về 20 năm trước, Việt Nam không nằm ngoài những thiệt hại đó; Nhiều doanh nghiệp, lữ hành, lưu trú đã phải đóng cửa, hoạt động cầm chừng;… được báo chí thông tin rất kịp thời để chia sẽ những khó khăn.

Từ những thông tin này, cùng với đề xuất của cơ quan quản lý, Chính phủ và các địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động.

Cơ quan báo chí đã chủ động cập nhật tình hình trên thế giới, tổ chức những diễn đàn trao đổi để đề xuất, đóng góp ý kiến cho ngành, từ đó các địa phương có thêm những kinh nghiệm thực hiện phục hồi du lịch.

Đối thoại - Truyền thông góp phần quyết định phục hồi du lịch hậu Covid-19 (Hình 3).

Truyền thông tác động vào quyết định lựa chọn của khách hàng

Tuy nhiên, theo TS.Nguyễn Hồng Hà, Ban khoa giáo đài truyền hình Việt Nam cho rằng đội ngũ truyền thông chưa có tính liên kết, hỗ trợ lẫn nhau: “Việc báo chí đưa những thông tin chính xác về tình hình Covid-19 có tác động rất lớn đến quyết định đi du lịch của người dân.

Du khách hiện nay có thói quen tìm kiếm chuyến các chuyến đi thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, truyền thông đa nền tảng có vai trò rất quan trọng”.

Tuy nhiên, những đơn vị báo chí cần có sự phối hợp với nhau, việc này chúng ta còn nhiều hạn chế.

“Cần có những liên minh các đơn vị làm báo, chia sẻ các dữ liệu, trao đổi thông tin. Nhưng hiện nay, chúng ta chưa có mô hình chuyên nghiệp, vẫn còn đang mang tính cạnh tranh lẫn nhau”, ông Hà bày tỏ.

Trong buổi diễn đàn đại diện lãnh đạo Sở du lịch các tỉnh Lào Cai, Quảng Bình, Khánh Hòa cũng có những chia sẻ về khó khăn du lịch của tỉnh thời gian qua. Phần lớn các địa phương đều cùng với các cơ quan báo chí xây dựng, thông tin để giúp đỡ các doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn