Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư

Admin
Theo tính toán sơ bộ phương án gia cố mái taluy tại dự án đường phía đông đầm Lập An ở Thừa Thiên-Huế có chi phí khoảng 7 tỷ đồng, lấy từ nguồn dự phòng của dự án.

Câu chuyện hai dự án tiền tỷ của một chủ đầu tư ở Thừa Thiên-Huế bị hư hại nghiêm trọng do mưa tác động vẫn đang được dư luận ngóng chờ kết luận cuối cùng từ cơ quan công an, thanh tra sở Xây dựng và các ban ngành liên quan của tỉnh này.

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư (Hình 2).

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư (Hình 3).

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư (Hình 4).

Chỉ 3,4km đường được đầu tư 172 tỷ đồng nhưng vẫn tan nát sau mưa bão.

Những bất thường tại dự án đường phía đông đầm Lập An như: Chỉ 3,4km đường, sử dụng lại phần cốt nền bờ kè cũ nhưng được đầu tư lên đến 172 tỷ đồng; hay một công trình ngay dọc đầm phá, với số tiền đầu tư “khủng” mà thiết kế không tính toán đến chịu lực thiên tai; Giá mời thầu trăm tỷ nhưng giá trúng thầu lại “siêu tiết kiệm” chỉ đạt 0,09%… Tất cả đã dấy lên rất nhiều hoài nghi của dư luận về năng lực thiết kế, sự minh bạch trong đấu thầu, dự toán kinh phí trong các hạng mục và cả chất lượng thi công của đơn vị trúng thầu.

Về khắc phục thiệt hại, ngày 15/12, thông tin PV có được từ chủ đầu tư là Ban Quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế, để không xảy ra sự cố tương tự kể trên vào các mùa mưa bão tiếp, đơn vị này sẽ phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế nghiên cứu các biện pháp gia cố mái taluy cũ bằng đá hộc xây phía đầm (đã bị hư hỏng hoàn toàn) theo hướng sử dụng vật liệu, kết cấu bền vững, chịu lực tốt (bê tông, bê tông cốt thép). Đồng thời nghiên cứu giải pháp bổ sung gia cường lan can để đảm bảo khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết tương tự trong tương lai. Và theo tính toán của chủ đầu tư thì sơ bộ phương án gia cố mái taluy này có chi phí khoảng 7 tỷ đồng, được lấy từ nguồn dự phòng của dự án.

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư (Hình 5).

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư (Hình 6).

Công trình tiền tỷ khắc phục sạt lở bị ...sạt lở sau mưa ở dọc ven biển Cảnh Dương.

7 tỷ đồng là con số không hề nhỏ. Số tiền này lớn hơn cả số vốn đầu tư gói thầu khắc phục sạt lở mái taluy dương tuyến 2 đường ven biển Cảnh Dương (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) cũng do Ban Quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư.

Đây cũng là công trình cùng cảnh ngộ bị sạt do mưa như dự án phía đông đầm Lập An kể trên. Xin được nhắc lại, giá tiết kiệm của gói thầu khắc phục sạt lở mái taluy dương tuyến 2 đường ven biển Cảnh Dương cũng rất tiết kiệm. Theo đó, dự toán kinh phí gói thầu này là 4.296.132.000 đồng và chỉ 3 đơn vị dự thầu. Đơn vị trúng thầu là công ty TNHH Phúc Tài với giá 4.284.733.000 đồng, tỉ lệ tiết kiệm hơn 11 triệu đồng, đạt 0,2%. Và dù mới sau 1 năm thi công để khắc phục sạt lở nhưng chỉ một cơn mưa cuối mùa đã bị…sạt lở.

Tin nhanh - Một chủ đầu tư, hai dự án bị sạt lở ở Huế: Động thái mới của chủ đầu tư (Hình 7).

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (đi trước) kiểm tra việc khắc phục sự cố sạt lở ở tuyến 2 đường ven biển Cảnh Dương.

Liên quan đến công trình này, cùng ngày, thông tin từ văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện tuyến đường cơ bản đã được thông tuyến tạm thời. Tuy nhiên, qua rà soát, trên hệ thống mái taluy hiện có, xuất hiện các vết nứt lớn có bề rộng khoảng 50cm, tạo thành cung trượt đứt gãy kết cấu của nền đất mái kè khoảng 10.000m3, có khả năng sẽ tiếp tục sạt lở gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông qua tuyến đường, đặc biệt là khách ra vào khu du lịch Laguna.

Sau khi nghe báo cáo tình hình sạt lở và kiểm tra thực địa tại đây, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đề nghị các lực lượng tập trung thu dọn đất đá sạt lở, giải phóng ra khỏi phạm vi mặt đường. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn giao thông sau khi thông tuyến tạm thời. Đồng thời nghiên cứu, có phương án xử lý lâu dài tại điểm sạt lở.

Về những hoài nghi của dư luận về dự án đường phía đông đầm Lập An, như đã đưa trước đó, hiện các điều tra viên của phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh và những cán bộ của Đoàn thanh tra sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tích cực làm rõ.