Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo
Trong tháng Giêng âm lịch, theo phong tục, mọi người thường đi chùa thành tâm khấn nguyện cầu an lành và may mắn cho cả năm. Đây cũng là tháng để mọi người chăm sóc đời sống tâm linh.
Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết lại. Theo các Phật tử, các giai đoạn của mặt trăng đại diện cho con đường của cái chết và sự sinh ra, chu kỳ lặp đi lặp lại của sự viên mãn và sau đó bắt đầu lại. Vì sự tái sinh trong Phật giáo, chu kỳ mặt trăng trở thành một lời nhắc nhở về niềm tin của chúng ta.
Ngày này tiếng Pali còn được gọi là “Māgha Pūjā” với hai sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời và công cuộc hoằng dương chánh pháp của Đức Phật: Đây là ngày tụ hội của 1250 vị thánh tăng dù không hẹn trước đến lễ bái Ngài vào ngày trăng tròn tháng Magha theo lịch Ấn Độ. Trong đó 1000 vị thuộc nhóm Jatila tức nhóm đạo sĩ tóc bính đã xin xuất gia theo Đức Phật, 250 vị kia là thuộc nhóm Aggasavaka trước kia là đệ tử của ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.
Rằm Tháng Giêng cũng kỷ niệm ngày Đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Sau 45 năm hoằng đạo, đức Phật kết thúc năm sau cùng bằng cuộc hành trình dài. Năm ấy Ngài đã 80 tuổi và ngài hứa với ma Vương đúng 3 tháng nữa ngài sẽ nhập diệt. “Không làm mọi điều ác, Thành tự các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”.
Nên làm gì trong ngày Rằm tháng Giêng?
Trên thực tế, ngày rằm đã trở nên vô cùng quan trọng đối với cộng đồng Phật giáo, có ý nghĩa xã hội, tâm linh và tôn giáo lớn, vì đây là ngày mà tứ chúng đệ tử của Đức Phật - Tăng, Ni, Cư sĩ, Cư sĩ - sẽ hội cùng nhau trong một giáo đoàn đoàn kết, với sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi để cùng nhau thực hành con đường của Đức Phật, cùng đi về hướng giác ngộ.
Ngày tháng trôi qua, ngày rằm thực sự được coi là ngày nghỉ lễ ở các nước Phật giáo để mọi người có thể dành thời gian cho việc tu hành.
Các sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật đều xảy ra vào những ngày trăng tròn - đản sinh, đại xuất gia, thành đạo, thuyết pháp đầu tiên và viên tịch. Trên thực tế, mỗi ngày rằm trong 12 tháng đều đánh dấu một điều gì đó đáng chú ý đã xảy ra trong lịch sử Phật giáo. Vào những ngày này, mọi người vẫn đổ về các tu viện để tưởng nhớ những sự kiện trọng đại này với rất nhiều tâm huyết, năng lượng và nỗ lực.
Vào những ngày rằm, chúng ta nên chú ý quan sát và chiêm nghiệm, phát tâm tu hành hoặc đến một tu viện, ngôi chùa, xã hội phù hợp, hoặc bất cứ nơi nào có dòng tu để học hỏi và thực hành những lời dạy của Đức Phật.
Rằm tháng Giêng tại một số nước châu Á được xem là ngày Đức Phật giáng lâm tại các chùa. Ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an, dâng sao giải trừ tai ách cho năm mới.
Chính vì vậy, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14, hoặc chính Rằm người dân thường tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc cho cả năm.
Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng
Vì là ngày rằm đầu tiên của năm nên sẽ có những điều cần chú ý mà chúng ta nên tránh để không gặp phải những điều không tốt cho vận khí của bản thân cũng như gia đình nhà mình:
– Không làm rơi vỡ, làm hỏng các đồ đạc trong gia đình vì như vậy sẽ gây hao tổn tài phúc của gia chủ.
– Với những người có sức khỏe yếu kém thì không đến những nơi hoang vu hay mồ mả hoặc bệnh viện vì đây là những nơi có âm khí nặng.
– Những ngày này khi ra đường không nên mang theo nhiều đồ giá trị vì không may làm mất tài sản, tiền vào ngày này thì tài vận của bạn trong năm mới sẽ bị hao tổn.
– Để không bị cho đi tài khí thì vào ngày này bạn hãy kiêng không cho mượn tiền.
– Thùng đựng gạo của nhà không để lộ đáy vì như vậy sẽ giống như thùng gạo bị rỗng gia đình đói kém.
– Quần áo phải tươm tất không để rách vì theo quan niệm dân gian, nếu để quần áo bị rách thì những điều xui xẻo sẽ đeo bám bạn trong năm tới.
– Không sát sinh vào ngày rằm để tránh bị bệnh tật, suy giảm tài vận.
– Không mặc đồ có hai màu đen và trắng, nếu người mặc đồ liên quan đến hai màu này làm việc gì cũng bất thành bởi màu trắng và màu đen liên quan đến người mất.
– Theo quan niệm tâm linh, nếu vào ngày này đi câu cá thì người đó sẽ gặp hạn đen nên bạn cần kiêng không câu cá vào ngày rằm.
– Để tránh gặp rắc rối cũng như các chuyện thị phi thì bạn kiêng không nói tục, chửi bậy hay cãi vã với mọi người.
Những thứ kiêng kị trong mâm cúng Rằm tháng Giêng
Hoa quả giả
Trên mâm cúng Rằm tháng Giêng tuyệt đối không nên bày hoa giả, trái cây giả. Mâm hoa quả không cần thiết phải là những của ngon vật lạ, những loại trái cây đắt tiền mà chỉ cần những hoa quả phổ biến, thông dụng nhưng tươi ngon dâng cúng tổ tiên, thần Phật để thể hiện lòng thành kính.
Thủ lợn
Không nên dùng thủ lợn làm lễ cúng. Trong mâm cúng gia tiên (thường là cỗ mặn) gia chủ có thể thay bằng những món ăn khác như: thịt gà, giò chả, bánh chưng, măng miến…
Đối với mâm cúng Phật thì tuyệt đối không được dùng cỗ mặn mà phải dùng những món chay thanh đạm như: bánh trôi nước, đậu xanh…
Tiền có nguồn gốc bất chính, vay mượn, trộm cắp
Cũng chính vì xuất phát từ quan niệm “có sao dâng vậy” nên nhiều gia đình cho rằng tiền cúng trên bàn thờ ngoài dùng tiền vàng mã thì khi cúng tiền thật đây nên là những tờ tiền có nguồn gốc chính đáng, có được từ mô hôi, công sức lao động của chính gia chủ.
Đặc biệt kiêng kị việc dâng cúng những tờ tiền có nguồn gốc bất chính, vay mượn, trộm cắp hay có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức. Việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu.
Giờ tốt nhất để cúng rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng Giêng Âm lịch nên mọi người sẽ cúng vào đúng ngày đó.
Ông cha ta từ xưa luôn chọn giờ thật “chuẩn” để làm lễ cúng đó là từ 11 giờ đến 13h của ngày rằm (hay còn được gọi là giờ Ngọ). Bởi đây là thời gian Phật giáng lâm nên vào ngày rằm tháng Giêng tất cả các gia đình Việt luôn coi trọng lễ cúng ở nhà.
Tuy nhiên, ngày nay, mỗi gia đình lại có những điều kiện cuộc sống khác nhau nên họ sẽ tùy biến cho việc cúng vào giờ, ngày sao cho phù hợp bởi nhiều gia đình Việt luôn quan niệm rằng việc thờ cúng quan trong nhất là cái “tâm” để tỏ lòng biết ơn, tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần thánh.